CFC_C10D_Fighting!!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Người xa lạ bí mật của chúng ta_P1

Go down

Người xa lạ bí mật của chúng ta_P1 Empty Người xa lạ bí mật của chúng ta_P1

Bài gửi  quytunhata1312 Sun Nov 21, 2010 2:46 pm

Twain đã bắt chúng ta phải đợi tới 100 năm cho cuốn tự truyện này. Tới giờ, ông vẫn là một ẩn số.

Chắc chắn Mark Twain là nhà văn nổi tiếng nhất nước Mỹ. Hẳn cũng có người thuận miệng mà nói rằng ông cũng đồng thời là cây bút được ưa thích nhất đất nước này, song điều đó không đúng.

Những tác phẩm của ông như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Hoàng tử và người khốn cùng đã được rất nhiều thế hệ ông bà trân trọng trao lại cho con cháu mình, để rồi chúng lại bỏ xó, không thèm đọc. Không chỉ có thế, từng có thời kỳ các học sinh trung học bị nhồi nhét một thứ "nghi lễ kỳ quái" là phải đọc cuốn Các cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Thật may mắn cho những cô cậu bé nào theo học tại những trường cấm lưu hành cuốn truyện đó, bởi sự cấm đoán lại là con đường ngắn nhất để biến một thanh niên thờ ơ với sách vở trở thành một độc giả trung thành...

Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều chẳng là gì khi đặt cạnh "tội ác" lớn nhất chống lại trẻ em trên danh nghĩa của Twain: đó là bộ phim hoạt hoạ dùng mô hình đất sét (claymation) sản xuất năm 1986 dựa theo tác phẩm Người xa lạ bí ẩn Số 44 của Twain.

Cuốn tiểu thuyết mini của Twain bị cắt xén thành một phần nhỏ trong phim; ngoài ra, bộ phim còn lồng ghép nhiều chi tiết từ các tác phẩm khác của Twain như Tom Sawyer và Những lá thư từ trái đất. Nhưng nổi bật nhất trong phim vẫn là Người xa lạ bí ẩn. Trong chưa đầy năm phút, nhân vật quỷ Xa-tăng đã gặp gỡ được tất cả Tom, Becky Thatcher, và Huck. Hắn xây cho họ một ngôi làng rồi sau đó phá huỷ nó đi bằng sấm chớp và động đất. Và thế là những nhân vật dân làng, nông dân, binh lính, và cả một chú bò tội nghiệp được xây dựng bằng mô hình đất sét đều bị huỷ hoại không thương tiếc. Hình ảnh đó thật hãi hùng.


Ngôi nhà của Mark Twain. Ảnh: Archi.vn



Chúng ta chỉ còn biết rùng mình khi nghĩ tới cảnh vô số khán giả nhí ngây thơ và cả tin ngồi cuộn tròn trước màn hình TV với tâm trạng sợ hãi sau khi hân hoan đón chờ bộ phim này. Ai từng xem bộ phim này cũng sẽ đều nhất trí rằng như vậy là quá đủ về Twain. Đôi khi một điều tốt đẹp lại bị đẩy đi quá xa.

Bộ phim hoạt hoạ Người xa lạ đó không có nhiều điểm chung với cuốn truyện gốc ngoại trừ yếu tố hư vô trong đó. Nhưng có lẽ đây là bằng chứng tốt nhất cho thấy không nên "ép uổng" con trẻ đọc Twain chỉ vì trong truyện của ông có nhân vật thiếu nhi. Nếu không "đề phòng" với Twain, nếu chỉ nghĩ đó là một quý ông có tuổi, tốt bụng và vô hại (thậm chí lúc này ông còn vô hại hơn bội phần vì ông đã thành người thiên cổ rồi), thì chúng ta không chỉ sai, mà còn có nguy cơ phạm sai lầm lớn. Một con ong chết vẫn có thể cắn người; còn Twain, cho dù đang yên giấc dưới ba thước đất, vẫn còn biết cách "cắn" con người đấy.

Sinh thời, Twain nổi tiếng hai lần - ông vừa là nhà độc bạch trên văn đàn lại vừa là nhà văn. Cuộc đời và sự nghiệp ông đã khơi nguồn cảm hứng cho hàng chục vở kịch, phim, các chương trình chuyên đề trên truyền hình, các buổi biểu diễn múa rối, và ít nhất là một vở ca kịch trên sân khấu Broadway.


Nội thất bên trong can nhà của Mark Twain. Ảnh: Archi.vn

Ấy vậy mà, tuy không nhà văn Mỹ nào nổi danh bằng ông, nhưng ông lại là người khó nắm bắt và miêu tả nhất. Cứ mỗi khi chắc mẩm rằng mình đã biết rõ về con người ông, chúng ta lại được đọc điều gì đó mới mẻ, khiến mọi suy nghĩ về ông trở nên xáo trộn. Có phải đây là người đã viết nên các tác phẩm như Huck và Nhớ về Joan of Arc? Có phải tác giả Tom Sawyer, một trong những cuốn sách vui tươi nhất trong nền văn học nước Mỹ, lại cũng chính là người đã viết lên Người xa lạ bí ẩn Số 44, một trong những cuốn u ám nhất? Có vẻ như càng đọc, chúng ta càng nhận thấy sự phức tạp trong con người ông.

Giờ đây thì chúng ta lại phải bắt đầu quá trình làm quen với nhà văn này lại từ đầu. Tháng 11 tới, Trường Báo chí California sẽ cho ra đời cuốn đầu tiên trong bộ tự truyện dài ba tập của Twain. Cuốn này không giống bất kỳ tác phẩm tương tự nào được các biên tập viên và người thừa hành của Twain cóp nhặt vội vàng các chi tiết sau khi nhà văn qua đời.

Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens, sinh ngày 30.11.1835 tại bang Missouri, Mỹ và là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội. Các tác phẩm của ông có nhiều thể loại: hiện thực, lãng mạn, hài, châm biếm, trinh thám... Nhưng dù ở thể loại nào, Mark Twain vẫn luôn thể hiện quan điểm của nhà nhân đạo và nhà dân chủ.

Khi tài năng đạt đến độ chín, ở đỉnh cao sáng tạo, Mark Twain đã chinh phục toàn nước Mỹ. Nhà văn Mỹ - William Faulkner (1897 - 1962) viết: "Mark Twain là nhà văn Mỹ đầu tiên mà từ trước đến nay chúng ta đều là những người kế tục ông". Còn Ernest Hemingway nói: "Tất cả văn học đương đại Mỹ đều khởi nguồn từ một tác phẩm The Adventures Of Huck Finn (Cuộc phiêu lưu của Huck Finn). Mark Twain mất ngày 21.4.1910.

Theo Thanh Niên tuần san

Đây sẽ là cuốn tự truyện theo đúng ý nguyện của ông - một dòng ý thức chảy trôi vô định hình, khác với bất kỳ cuốn hồi ký nào từng xuất bản, nhưng lại thể hiện cho một tính cách Twain thuần tuý và vẹn nguyên từ đầu tới cuối. Nhưng xin lưu ý, các bạn đừng vội cho rằng nó sẽ giải quyết ổn thoả những tranh cãi về con người thật sự của ông. Ngược lại, cuốn tự truyện chỉ càng làm rõ hơn cái bản chất khó nắm bắt của ông. Cho tới giờ, ông vẫn là một bí ẩn, một câu đố nằm trong một câu đố có phủ lụa trắng.

Sự bí ẩn bắt đầu với câu hỏi nên gọi ông là gì, Mark Twain hay Samuel L. Clemens? Trong cuốn tiểu sử Ngài Clemens và Mark Twain xuất bản năm 1966, Justin Kaplan đã đề cập tới sự khác biệt và căng thẳng trong cái tên kép của tác giả; qua đó ông giải thích tại sao một chàng thanh niên tỉnh lẻ vùng Hartford, Connecticut và một anh chàng hoạt náo viên lại có thể cùng tồn tại trong một cái đầu.

Luận điểm của Kaplan nằm ngay trong tựa đề cuốn sách của ông - ông không dùng "hoặc" mà dùng từ "và". Twain là một con người được chắp ghép từ nhiều bộ phận khác nhau. Chả trách mà chỉ riêng ông đã làm tiêu điểm cho 25 cuốn tiểu sử khác nhau. Albert Bigelow Paine chịu trách nhiệm về tác quyền của nhà văn sau khi ông qua đời.

Năm nay là năm kỷ niệm 100 năm ngày đại văn hào qua đời, và tính cho tới thời điểm này đã có tới 4 cuốn tiểu sử trình làng, trong đó kỳ quặc nhất phải kể đến cuốn Bữa tiệc của Twain của tác giả Andrew Beahr. Trong cuốn tiểu sử này, tác giả khai thác khía cạnh đồ ăn của người Mỹ ở thế kỷ 19 với chuẩn mực là các bài viết của Twain về ẩm thực.

Liệu Twain có thích bị người khác cho rằng mình là một kẻ phàm ăn hay không? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, nhưng có lẽ nếu còn sống, ông sẽ chẳng ưng cuốn nào trong 4 cuốn mới ra này. Ông là người nhạy cảm và ông biết rằng "cháo nóng thì húp vòng quanh". Nói như thế có nghĩa rằng ông cũng thích được trở thành tâm điểm của sự chú ý; vì thế, giống như việc cậu bé Tom Sawyer đi dự đám tang của chính mình, chắc hẳn ông cũng sẽ hồ hởi đọc tất cả những cuốn tiểu sử về mình với cả sự tức giận và niềm kiêu hãnh.


quytunhata1312
MEMBER
MEMBER

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 15/11/2010
Age : 31
Đến từ : bao loc

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết