CFC_C10D_Fighting!!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trả lời 13 câu hỏi hội nhập và 1 số chú ý.

Go down

Trả lời 13 câu hỏi hội nhập và 1 số chú ý. Empty Trả lời 13 câu hỏi hội nhập và 1 số chú ý.

Bài gửi  Admin Wed Jun 22, 2011 6:11 pm

Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
I/ Các ghi chú:
1. TNCs: các công ty xuyên quốc gia.
2. MNCs: các công ty đa quốc gia.
3. PTA (Preferentinal Trade Arrangement): Thỏa thuận mậu dịch ưu đãi.
4. FTA ( Tree Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do.
5. CU (Cutoms Union): Liên minh thuế quan hay đồng minh thuế quan.
6. CM ( Common Market): Thị trường chung.
7. EU ( Economic Union): Liên minh kinh tế.
8. MU (Monetary Union): Liên minh tiền tệ.
9. NTBs (Non Tariff Barriers): Hàng rào phi thuế quan.
10. NTMs (Non tarriff Measures): Biện pháp phi thuế quan phổ thông.
11. AFTA: Khu vực MDTD Đông Nam Á.
12. IL ( Inclusion List): Danh mục giảm thuế quan NK ngay.
13. TEL (Temporary Exclusion List): Danh mục loại trừ tạm thời.
14. GEL (General Exclusion List): Danh mục loại trừ hoàn toàn.
15. SL ( Sensitive List): Danh mục hàng nhạy cảm.
16. APEC: Diễn đàn Châu Á-Thái Bình Dương.
17. IAPs: Kế hoạch hành động riêng.
18. CAPs: …………………….chung.
19. CVA (Customs Valuation Agreement): Hiệp định giá trị hải quan.
20. ASEM: Diễn đàn Á-Âu.
21. ASEF: Quỹ Á- Âu.
22. AEETC: Trung tâm công nghệ môi trường Á Âu.
23. ATF: Quỹ tín thác ASEM.
24. AEBF: Diễn đàn doanh nghiệp ASEM.
25. V-US BTA: Hiệp định Thương mại Việt-Mĩ.
26. WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
27. UN ( United Nations) Liên Hiệp Quốc.
28. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh thương mại Quốc Tế.
a. N.tắc có đi lại (Reciprocity).
b. N.tắc tối huệ quốc (Most Favored Nation-MFN).
c. N.tắc ngang bằng dân tộc (Nation Parity-NP).
d. N.tắc đối xử quốc gia (Nation Treatment-NT).
e. Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalised Systems for Preference-GSP).
29. Các công cụ sử dụng trong TMQT
a. Các biện pháp hạn chế định lượng: QRs.
b. Cấm X-NK (Prohibitions).
c. Hạn ngạch (Quota).
d. Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota-TRQ).
e.Giấy phép nhập khẩu (Import Licence).
f. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER).
g. Rào cản kỹ thuật (TBTs).
h.Kiểm dịch động thực vật (SPS-Sanitary and Phytosanitary).
30. Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
31. Các nước đang và kém phát triển (LDCs)
32. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD).
33. Vốn ODA: Vốn hổ trợ phát triển chính thức.
34. Đầu tư mới (GI-Greenfield Investment).
35. Đầu tư qua mua lại và sát nhập (M&A-Mergers and Acquisition).
II/ 13 Câu hỏi và trả lời:
1. Liệt kê các hình thức liên kết kinh tế từ thấp nhất đến cao nhất. Cho ví dụ minh họa mỗi loại?
 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế từ thấp đến cao:
a. Thỏa thuận mậu dịch ưu đãi (Preferential Trade Arrangement):
- Là hình thức thấp nhất, lỏng lẻo nhất.
- Hàng rào mậu dịch giành cho các nước thành viên thấp hơn các nước không tham gia; hiện nay không được sử dụng nữa.
VD: Thỏa thuận MDGĐ năm 1932 giữa các nước Anh và các nước trong cộng đồng An Ninh.
b. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area):
- Là hình thức LKKT cao hơn PTA
- Các thỏa thuận bao gồm:
+ Dở bỏ hàng rào TQ và PTQ.
+ Thành lập 1 thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
+ Mỗi thành viên có cuộc sống riêng với các quốc gia ngoài khu vực.
VD: AFTA là khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á, EFTA là khu vực MDTD đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1960 gồm 7 thành viên và 1 quan sát viên.
c. Liên minh thuế quan hay đồng minh thuế quan (Customs Union):
- Là hình thức LKKT cao hơn PTA và FTA.
- Các thỏa thuận bao gồm:
+ Giống liên minh TQ.
+ Tự do di chuyển tư bản và lao động giữa các thành viên.
VD:
d. Thị trường chung (Common Market):
- Mức độ liên kết cao hơn liên minh thuế quan.
- Các thỏa thuận bao gồm:
+ Xóa bỏ hàng rào MD giữa các thành viên.
+ Tự do di chuyển tư bản và lao động giữa các thành viên.
VD: Thị trường chung Châu Âu (ECM) được thành lập năm 1992 gồm 12 thành viên.
e. Liên minh kinh tế (Economic union):
- Mức độ tự do mậu dịch cao hơn.
- Thống nhất về kinh tế, chính trị, kể cả tài chính.
- Tự do di chuyển các yếu tố sản xuất.
VD: Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
f. Liên Minh tiền tệ (Monetary Union):
- Là hình thức cao nhất.
- Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay cho đồng tiền riêng của tùng quốc gia thành viên.
VD: Đồng EUR (EURO) của EU, Đồng SDR của IMF.
2. Khái niệm về thuế nhập khẩu. Mục tiêu của việc sử dụng thuế nhập khẩu?
• Khái niệm: Thuế quan (Thuế Nhập Khẩu) là khoản thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ khi chúng được chuyển qua biên giới quốc gia. Thuế quan có thể tính theo giá trị or số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu.
• Mục tiêu: thuế nhập khẩu là một công cụ cuộc sống của chính phủ và được sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, các mục tiêu cơ bản nhất là:
- Bảo vệ sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài.
- Kích thích sản xuất trong nước và sản xuất thay thế hàng hóa nước ngoài bằng hàng hóa nội địa từ đó bảo đảm việc làm cho người lao đông trong nước.
- Trả đủa các biện pháp hạn chế thương mại do các quốc gia khác tiến hành.
- Tạo ra nguồn thu nhập quan trong của chính phủ. Đối với các nước đang phát triển, nguồn thu đó chiếm tỉ trọng rất lớn trong ngân sách quốc gia.
3. Không Biết……???
4. Các công cụ phi thuế quan phổ biến sử dụng trong chính sách TMQT:
a. Các biện pháp hạn chế định lượng:
- Cấm xuất khẩu nhập khẩu (là biện pháp bảo hộ cao nhất) gồm: Cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sản phẩm nhạy cảm,..
- Hạn ngạch: Hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương, hạn ngạch đối với sp nhạy cảm, hạn ngạch xuất khẩu,…
- Hạn ngạch thuế quan: Áp dụng đối vơi sp nông nghiệp.
- Cấp giấy phép nhập khẩu gồm: cấp phép nhập khẩu tự đông và không tự động.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế số lượng xuất khẩu một số sp nhất định đến nước nhập khẩu.
b. Các biện pháp quản lý giá: là các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay giá giá bán trong nước bao gồm:
- Trị giá tính thuế hải quan: trị giá tính thuế là trị giá giao dịch.
- Giá bán tối đa: giá cao nhất được phép bán đối với một mặt hàng nào đó tại nước NK.
- Các loại phí thay đổi
- Phụ thu: là các loại phí và phụ thu đánh vào hàng hóa X-NK.
c. Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp thương mai nhà nước: được nhà nước ban cho những đặc quyền nhất định.
- Quyền kinh doanh: Quyền tiến hành hoạt đông kinh doanh X-NK dành cho một số công ty nhất định.
d. Rào cảng kỹ thuật liên quan đến thương mại:
- Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp.
- Kiểm dịch động thực vật.
- Thủ tục đóng gói sản phẩm.
- Yêu cầu về dán nhãn sinh thái.
- Các yêu cầu về PPSX, khai thác và chế biến sản phẩm.
- Các yêu cầu của người tiêu dùng.
e. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời:
- Bán phá giá và thuế chống bán phá giá.
- Các biện pháp tự vệ:
+ Tự vệ khẩn cấp.
+ Tự vệ đặc biệt đối với hàng nông sản.
+ Tự vệ quá độ đối với hàng dệt may.
- Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.
f. Quy tắc xuất xứ.
g. Các biện pháp liên quan đến đầu tư.
h. Thủ tục hành chính.
i. Các biện pháp đơn phương.
5. Phân tích lợi ích và hạn chế của hình thức ĐTNN trực tiếp?
a. Lợi ích:
• Đối với nước đi đầu tư:
- Khai thác những lợi thế của nước nhận đầu tư: về tài nguyên, lao động, thị trường… để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tiềm kiếm,mở rông thị trường (đối với các công ty xuyên quốc gia) nhằm mở rộng thi phần, tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận…
- Giảm thiểu chi hpi1 kinh doanh: gần vùng nguyên liệu, thi trường…
- Tránh được các hàng rào bảo hộ ngảy càng tinh vi của nước chủ nhà.
- Cho phép chủ đầu tư tham gia trực tiếp kiểm soát và điều hành doanh nghiệp nhằm đầu tư theo hướng có lợi nhất cho chủ đầu tư.
- Tham gia vào quá trình giám sát và thực thi các chính sách mở cửa kinh tế.
• Đối với nước nhận đầu tư:
 Nước đang phát triển:
+ Đóng góp vào thu NSNN, tăng kim ngạch X-NK.
+ Tăng quy mô GDP, mở rộng cơ cấu kinh tế trong nước, tạo đà phát triển kinh tế.
+ Tạo nguồn vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Giúp tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm QLKD.
+ Khai thác có hiệu quả tiềm năng về địa lý, tài nguyên, lao động.
+ Tạo môi trường cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, tạo động lực kích thích đổi mới hoàn thiện kinh doanh.
+Cải thiện các vấn đề xã hội: giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, mức lương người lao động.
 Nước phát triển:
+ Giải quyết các vấn đề về KTXH như thất nghiệp, lạm phát, tăng thu ngân sách.
+ Giúp mua lai và vục dậy các công ty có nguy cơ bị phá sản, tạo việc làm cho người lao động.
+ Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy tăng trưởng KT, TM và học hỏi kinh nghiệm tiên tiến lẫn nhau.
b. Hạn chế:
• Đối với quốc gia đầu tư:
- Rủi ro luật lệ thay đổi, tình hình an ninh chính trị không ổn định.
- Nạn thất nghiệp gia tăng tỉ lệ thuận với đầu tư ra nước ngoài.
• Đối với quốc gia nhận đầu tư:
- Nếu không đươc quy hoạch rõ ràng và KH dễ dẫn đến việc đầu tư kém hiệu quả.
- Cơ cấu nghành, vùng lãnh thổ của quốc gia nhận đầu tư có thể phát triễn không đều mất cân đối.
- Nguồn TNTN bị bóc lột quá mức dẫn đến bị kiệt quệ, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng.
- Trở thành bãi rác công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, NSLĐ thấp..
- Doanh nghiệp trong nước có thể bị thôn tính.
6. Phân tích các lợi ích và hạn chế của hình thức ĐTNN gián tiếp?
a. Lợi ích:
• Đối với bên đầu tư:
- Phân tán rủi ro khi xảy ra các sữ cố do mua cổ phiếu, trái phiếu…
- Dễ dàng thu hồi vốn (so với FDI)
• Đối với bên nhận đầu tư:
- Tăng vốn trên thị trường nội địa và giảm chi phí vốn.
- Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa.
- Thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao năng lực quản lý.
- Chủ động quản lý vốn kinh doanh theo ý muốn, điều hòa lượng vốn giữa các vùng, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc doanh phát triển cân đối.
b. Hạn chế:
• Đối với bên đầu tư:
- Chủ đầu tư nước ngoài (ĐTNN) không trưc tiếp điều hành hoạt động sử dụng vốn nên hiểu quả sử dụng vốn thấp.
- Chủ đầu tư nước ngoài bị ràng buộc bởi một tỷ lệ vốn nhất định (thi trường chứng khoán) nhằm hạn chế vốn đầu tư.
• Đối với bên nhận đầu tư:
- Nếu dòng vốn FPI quá mạnh dẫn đến tình trạng phát triển quá nóng, không bền vững.
- Vốn FPI dễ dàng di chuyển, dễ làm tổn thương hệ thống tài chính nội địa.
- Vốn ODA thường không sử dụng hiệu quả tại nước đang phát triển dẫn đến nợ nước ngoài tăng.
- Hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý điều hành.
- Bị ràng buộc về chính trị or bị trói buộc vào nước cấp ODA.
7. Tác động của cam kết thuế nhập khẩu đối với Việt Nam?
a. Những tác động chung:
- Thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả, chuyên môn hóa.
- Sản xuất quy mô lớn tăng, phát huy lợi thế về tài nguyên, lao đông.
- Tăng niềm tin vào định hướng mở cửa và tiềm năng phát triển của VN với nhà ĐTNN.
- Thu hẹp bảo hộ với một số nghành dẫn đến mức bảo hộ sẽ giảm,các nghành sẽ có mức bảo hộ hợp lý hơn. Như vậy, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển xuất khẩu.
- Tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước
- Một số nghành sẽ phải thu hẹp or chuyển hướng sản xuất có khi dẫn đến một số biến động cục bộ về sản xuất, lao động-việc làm.
b. Tác động đến ngân sách nhà nước:
- Kim ngạch NK thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch NK hàng năm.
- Cắt giảm thuế xuất sẽ làm số thu giảm khoảng 10% tổng số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu.
- Mặt khác, thuế NK giảm=>Kim ngạch NK tăng lên=>về trung và dài hạn thì nguồn thu ngân sách sẽ tăng lên so với trước hội nhập nhưng cơ cấu thu ngân sẽ thay đổi.
- Về ngắn hạn, sẽ tác động đến tính ổn định và cơ cấu thu NS.Số thu từng khu vực KT trong nước, nhất là các DNNN có thể bị ảnh hưởng lớn.
c. Tác động đến hệ thống chính sách và công tác quản lý:
- Góp phần làm thay đổi hệ thống khuôn khổ pháp luật theo hướng ngày càng đồng bộ, công bằng, hiệu quả, minh bạch và công khai kết hợp với hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
- Các dịch vụ hổ trợ kinh doanh phat triển: dịch vụ thuế, tư vấn pháp lý… sẽ buộc nhà nước phải hoàn thiện các quy định và nâng cao năng lực đội ngũ công chức nhà nước.
8. Tác động của cam kết về nền kinh tế phi thi trường trong WTO đối với Việt Nam?
a. Tích cực:
- Sau 12 năm (không muôn hơn ngày 31/12/2018), mặt nhiên VN sẽ được coi là một nước có nền kinh tế thị trường. Đồng thời, VN có cơ hội kết thúc sớm trước thời hạn nếu chứng minh được tài chính thị trường của nền kinh tế, phù hợp với các tiêu chí trong nội luật của nước thành viên WTO.
- Một số nghành kinh tế của VN có cơ hội chứng minh tính chất thị trường của mình ngay cả khi vẫn chịu quy chế phi thị trường. Là cơ hội quan trọng cho các DN hạn chế rủi ro khi vướng vào các vụ kiện phá giá.
- VN đang trong quá trình chuyển sang KT thị trường. Việc cải cách thể chế KTTT là yêu cầu khách quan, nội tại nền KT, là quan tâm của Đảng và Chính Phủ.
b. Tiêu cực:
- VN sẽ đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước, chủ yếu là EU và Hoa Kỳ, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp trong nước và hầu hết trong các vụ kiện trên ta đều là nước thua kiện=>bị tăng thuế suất or lấy giá XK của một quốc gia khác để thay thế.
- Làm giảm hình ảnh của VN trong thương mại quốc tế(TMQT); làm nước ta rơi vào thế bất lợi trong cạnh tranh TMQT.
9. Giải pháp cơ bản để hội nhập KTQT thắng lợi (đối với chính phủ và doanh nghiệp)?
a. Chính phủ:
- Cần xây dựng cơ sở ngoại thương theo hướng mở của rộng ra bên ngoài dựa vào nền tảng chiến lược phát triển KT-XH dài hạn:
+ Xây dựng và công bố khai thác lịch trình dỡ bỏ vào cản TQ cho phù hợp, lấy các quy định của WTO làm chuẩn.
+ Xây dựng và công bố khai thác lịch trình dỡ bỏ vào cản TQ cho đúng tinh thần cam kết WTO như cấp giấy phép, han ngạch…
+ Cụ thể hóa đến từng nghành hàng, mặt hàng cắt giảm thuế, công bố công khai các thủ tục hải quan phù hợp với tinh thần hội nhập.
- Thu hút sự tham gia của các thành phần KTTN (kinh tế tư nhân) tham gia vào các hoạt động ngoại thương.
- Nhà nước cần có sự giúp đỡ bảo hộ cho các doanh nghiệp theo hướng “tinh sâu”.
- Nhà nước cần cung cấp thông tin kịp thời cho các DN, tổ chức những đk cần và đủ để hội nhập.
b. Doanh nghiệp:
- Cần tìm cách vương lên, không ỷ lại sự bảo hộ của nhà nước.
- Phải tranh thủ tối đa và sử dụng vốn cho hiệu quả.
- Nâng cao CN nhằm tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh.
- Tích cực thâm nhập và tìm hiểu kỹ thị trường tạo thế đứng cho mình trên thương trường.
10. Không biết…….???
11. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập?
a. Chính trị:
• Cơ hội:
- Nâng cao vi thế chính trị, ngoại giao, kinh tế, tránh tình trạng phân biệt đối xử.
- Cải cách, hoàn thiện thể chế pháp luật, hành lang pháp lí theo chuẩn mực QT.
- Khuyến khích TMĐT, xây dựng các mối quan hệ khác với cộng đồng QT.
• Thách thức:
- Phải sửa đổi và xây dựng khối lượng lớn VB Luật và Pháp lệnh trong cơ chế.
- Nguy cơ sai lệch trong định hướng phát triển của dân tộc.
- Nền độc lập, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ có nguy cơ bị xâm hại.
b. Kinh tế:
• Cơ hội:
- Mở rộng thị trường X-NK, thị phần quốc tế và thúc đẩy TM.
- Tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài và các nguồn viện trợ khác.
- Tiếp thu KH-KT hiện đại, công nghệ SX-QL tiên tiến=>phát triển KTTT.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả tronh nền KT, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng=>giải quyết các tranh chấp TMQT.
• Thách thức:
- Cạnh tranh trở nên quyết liệt.
- Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ của nước phát triển.
- Gia tăng khoản cách phát triển kinh tế với các quốc gia và khu vực.
- Nhập khẩu lạm phát ngày càng tăng.
c. Văn hóa:
• Cơ hội:
- Đổi mới tư duy về VH, mở rộng giao lưu VH, thúc đẩy dân chủ toàn cầu hóa và kích thích năng lực sáng tạo VH.
- Phát triển giáo dục-đào tạo, KH-CN, xây dựng và phát triển nguồn lực con người.
- Mở rộng X-NK văn hóa phẩm, giới thiệu các thành tựu VH ra nước ngoài=> nâng cao vi thế VH dân tộc và tiếp cận văn minh VH nhân loại.
• Thách thức:
- Nguy cơ tụt hậu văn hóa, Chệch hướng phát triển VH.
- Suy thoái về lối sống, đạo đức XH ngày càng tăng (tham nhũng, lãng phí, văn hóa phẩm độc hại)
- Phân hóa VH-XH diễn ra mạnh mẽ (nông thôn, thành thi…).
d. An ninh xã hội:
• Cơ hội:
- Giải quyết một số lương lơn lao động thất nghiệp trong nước.
- Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giảm tỉ lệ dói nghèo.
- Nâng cao ty nghề người lao động và tăng năng suất lao động.
• Thách thức:
- Thiếu việc làm cho người lao động.
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, mất công bằng xã hội, XH bất ổn định tự do: tê nạn XH, gia tăng tội phạm.
- Đòi hỏi trình độ, chuyên môn, ngoại ngữ… với người lao động ngày càng cao.
e. Môi trường:
• Cơ hội:
- Tận dụng CN hiện đại và vốn hỗ trợ từ bên ngoài nhằm cải tạo môi trường.
- Chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu.
• Thách thức:
- Ô nhiễm đất: chất thải CN, sinh hoạt, chất nhiễm xạ,…=>giảm NS và chất lượng cây trồng.
- Ô nhiễm nước: chất thải CN, sự cố tràn dầu…
- Ô nhiễm không khí: do chất thải khí ( CO2, SO2, hơi chì,…)=>hiệu ứng n hà kính, mưa axit, tăng bệnh về hô hấp.
- Tài nguyên cạn kiệt, rừng bị thu hẹp…
- Xâm thực của nước biển ngập mặn ở các đồng bằng ven biển.
- Khí hậu trái đất nóng lên, băng tan…=>mất đi nguồn dự trữ nước ngọt lớn.

12. Nền KTTG, những đặt điểm và xu hướng vận động cơ bản of nền KTTG?
a. Nền KTTG:
- Là tổng thể các nền KT của các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên trái đất có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ quốc tế của chúng.
- Nền KTTG phụ thuộc vào LLSX, sự phân công LĐQT và việc phát triển quan hệ KTTG.
b. Những đặc điểm của KTTG:
- Tăng trưởng KTTG chậm lại, chuyển từ tăng trưởng chuyền rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, do: Các nhân tố phát triển theo ciều rộng đã cạn dần trong khi các nhân tố phát triển chiều sâu lại chưa phát huy tác dụng mạnh mẽ; KT thị trường trở thành trào lưu lịch sử, xu hướng của thế giới.
- Thương mại và đầu tư nước ngoài trên thế giới tăng nhanh:
+ TMTG đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển KT của các nước trên thế giới.
+ Cơ cấu hàng hóa trong thương mại thế giới (TMTG) đươc mở rông hơn.
+ Cơ cấu khu vực của TMTG cũng thay đổi.
+ Đầu tư trên thế giới tăng nhanh: 58% vào các nước CN phát triển, 37% vào các nước đang phát triển, 5% vào các nước Đông Âu cũ.
+ Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò then chốt và thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu.
- Sự hình thành các tt khu vực gia tăng và đang trở thành xu thế phát triển quan trọng của nền KTQT.
- Trong 60 năm qua, trên 200 hiệp định thương mại khu vực đã ký kết giữa các quốc gia và khu vực đã được thông báo và đăng ký với WTO.
c. Các xu thế vận động cơ bản của nền KTTG:
- Xu thế phát triển mang tính chất bùng nổ của cách mạng KH-CN là nguyên nhân chính ra đời nền kinh tế tri thức (KTTT).
+ Tri thức và KH-CN phát triển ở trình độ cao và có vị trí quan trọng.
+ Các KTTT là những nghành sx vật chất và dịch vụ dựa vào tt và CN cao
- Xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế
+ Sự phát triển KT không chỉ trong một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới
+ Làm cho sx và tiêu dùng của các nước mang tính quốc tế.
- Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác với sự ưu tiên các nguồn lực cho phát triển KT.
13. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế?
a. Nguyên tắc có đi có lại (Reciprocity):
- Các bên dành cho nhau những ưu đãi và đãi ngộ tương tự nhau trong quan hệ ngoại thương.
- Việc áp dụng nguyên tắc này thường gây bất lợi cho bên yếu hơn và mang tình phân biệt đối xử với nước thứ ba.
b. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN):
- Các bên dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã, đang và sẽ đặt ra cho nước thứ ba.
- MFN vô điều kiện: không phải tuân theo bất kỳ một đk ràng buộc nào.







































Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 44
Join date : 01/10/2010
Age : 33
Đến từ : Bình Định

https://cfc-c10d.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Trả lời 13 câu hỏi hội nhập và 1 số chú ý. Empty FC-Mu-Ku Po

Bài gửi  Admin Wed Jun 22, 2011 6:15 pm

còn hai câu nữa không tìm hiểu đc nên các you tự tìm hiểu đi ha.....vì hok có thời gian nên up lên hơi trễ mong các you thông cảm....
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 44
Join date : 01/10/2010
Age : 33
Đến từ : Bình Định

https://cfc-c10d.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết